Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Thượng đỉnh Liên Triều : Nam-Bắc cam kết không còn chiến tranh



Author: ** Trọng NghĩaSource: RFIPosted on: 2018-04-27
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un, (trái) và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại cuộc thượng đỉnh ngày 27/04/2018.Reuters
Sáng 27/04/2018, lần đầu tiên sau hơn một thập niên, hai lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã trực tiếp gặp mặt nhau tại Bàn Môn Điếm ở vùng phi quân sự phân chia hai nước.
Sau cái bắt tay và bước chân băng qua băng lại đường giới tuyến mang đầy ý nghĩa biểu tượng, tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã bước ngay vào bàn đàm phán với một nghị trình nặng ý nghĩa hòa giải : Giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thỏa thuận hòa bình và cải thiện quan hệ Liên Triều.
Sau hai phiên họp chính giữa hai phái đoàn, và một cuộc họp tay đôi giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, hai bên đã ra một thông cáo chung cam kết sẽ không còn chiến tranh giữa hai bên, tìm kiếm một thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn và vững chắc, đồng thời xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên bán đảo.
Thông cáo chung còn cam kết giảm trừ vũ khí, đình chỉ "các hành vi thù nghịch", biến vùng biên giới vốn là chiến tuyến thành một "khu vực hòa bình" và sẵn sàng đàm phán đa phương với các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ.
Về những vấn đề song phương, hai bên đã đồng ý mở cuộc họp quân sự cấp cao ngay vào tháng tới để giảm nhẹ căng thẳng, sẽ khởi động lại chương trình đoàn tụ các gia đình bị chiến tranh ly tán, đồng thời tổng thống Hàn Quốc đã chấp nhận lời mời đi thăm Bắc Triều Tiên vào mùa thu năm nay.
Tham gia hội nghị thượng đỉnh Bàn Môn Điếm, về phía Bắc Triều Tiên, ngoài lãnh đạo Kim Jong Un, còn có bà Kim Yo Yong, em gái ông Kim Yong Un, và Kim Yong Chol, nguyên lãnh đạo ngành tình báo Bắc Triều Tiên, hiện phụ trách quan hệ Nam-Bắc. Về phía Hàn Quốc, cùng với tổng thống Hàn Quốc tham gia đàm phán có lãnh đạo tình báo Suh Hoon cùng với chánh văn phòng phủ tổng thống Im Jong Seok.
Một điểm được giới quan sát đặt biệt chú ý là giữa hai cuộc họp chung của hai phái đoàn, hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un đã bất ngờ có một cuộc tiếp xúc tay đôi khoảng 20 phút, không có người nào khác tháp tùng theo.
Phải nói là trong suốt diễn tiến của hội nghị thượng đỉnh từ trước lúc khai mạc, cho đến khi kết thúc, hai lãnh đạo đã không ngớt có những lời lẽ, cử chỉ thể hiện sự hòa giải, trái ngược hẳn với thời kỳ căng thẳng trước đây.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias ghi nhận :
"Sáng nay, quả đúng là hai lãnh đạo Kim Jong Un và Moon Jae In đã cho thấy những hình ảnh tuyệt vời : tay trong tay, vẻ mặt tươi cười, họ đã cùng nhau bước qua lằn ranh trên mặt đất đánh dấu đường phân giới quân sự giữa hai nước. Ông Kim Jong Un đã một mình đi bộ đến nơi, trong lúc ông Moon Jae In đứng đón ở bên kia..
Đây là lần đầu tiên mà một lãnh đạo Bắc Triều Tiên vượt qua biên giới xuống miền Nam kể từ cuộc Chiến Tranh Triều Tiên cách đây bảy thập kỷ. Kim Jong Un, vẻ hết sức thoải mái, đã ghi vào sổ lưu niệm dành cho khách viếng hàng chữ "Một câu chuyện mới bắt đầu ; sự khởi đầu của một kỷ nguyên vì hòa binh".
Thế nhưng, đằng sau những biểu tượng hòa giải được tính toan tỉ mỉ đó, các cuộc thảo luận chắc chắn sẽ rất tế nhị, đặc biệt là trên vấn đề phi hạt nhân hóa.
Nhật báo bảo thủ Joongang Ilbo, sáng nay đã kêu gọi tổng thống Hàn Quốc dũng cảm bỏ họp, nếu Kim Jong Un "mơ hồ" về vấn đề phi hạt nhân hóa.
Còn trước tòa đô chính Seoul, một số người chống hội nghị thượng đỉnh Liên Triều đã tụ tập phản đối. Một tấm biểu ngữ ghi rõ : Một hiệp định hòa bình với miền Bắc chỉ là trò hề".

----------

LIVE: Historic inter-Korean summit held for first time since 2007
 
*****
Thượng đỉnh liên Triều ở Bàn Môn Điếm (BBC)
Tóm tắt :
1. Cuộc họp thượng đỉnh lịch sử liên Triều tập trung vào các chỉ dấu gần đây của Bắc Hàn về việc Bình Nhưỡng có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân
2. Ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Hàn vượt biên giới đặt chân lên đất Nam Hàn kể từ khi kết thúc Cuộc chiến Triều Tiên, 1953
3. Tổng thống Moon Jae-in đích thân tới gặp ông Kim Jong-un tại khu vực biên giới vào lúc 9:30 giờ địa phương (0:30GMT) thứ Sáu 27/4/2018
4. Là kỳ họp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, sau cuộc gặp hồi 2000 và 2007, kỳ họp lần này là kết quả của nhiều tháng cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên
5. Kỳ họp này là kết quả của nhiều tháng cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên và mở đường cho cuộc gặp gỡ dự kiến giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump
6. Bước chân đột phá của Tổng thống Moon vào đất Bắc Hàn không được lên kế hoạch trước (Điều này đang trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Nam Hàn).
7. Ông Kim mời ông Moon đến Bắc Hàn và nói rằng Bắc Hàn sẽ chào đón ông tương tự như sự đón chào miền Nam đã dành cho ông.
8. Ông Kim nói quãng đường ngắn ông bước qua biên giới 'mất hơn 10 năm' mới thực hiện được, nhưng từ bây giờ họ phải gặp nhau thường xuyên hơn. Ông Kim cũng hứa như vậy.
9. Tổng thống Moon Jae-in nói người dân Hàn Quốc có thể tiên phong để cho các nước khác làm theo.
Tường thuật trực tiếp

Trước thù nghịch, giờ cười vui

Mọi hình ảnh xuất hiện từ cuộc họp hôm nay ngày nay đều có vẻ phi thường. Trong hình dưới đây, hai lãnh đạo Kim Jong-un và Moon Jae-in cùng cười lớn và sảng khoái trước khi bắt đầu đàm phán. Một vài tháng trước đây, không ai có thể tưởng tượng điều này sẽ xẩy ra. 
Cũng có nhiều câu nói đùa qua lại tại cuộc họp thượng đỉnh. Ông Kim pha trò về việc mì Bắc Triều Tiên đang được phổ biến ở phía Nam – và ông nói đúng (rất nhiều người đang ăn món mì lạnh này ngày hôm nay) - và về việc đánh thức ông Moon với việc bắn tên lửa mỗi sáng sớm. 

Hoa cúc cho hòa bình
Phóng viên Mariko Oi của BBC đang tường thuật trực tiếp Hội nghị thượng đỉnh liên Triều từ Nam Hàn. Cô gửi cho chúng tôi bức ảnh này - hoa cúc tượng trưng cho hòa bình được trồng thành hình một bán đảo thống nhất hai miền Triều Tiên. 

Trung Quốc chào đón 'thời khắc lịch sử'
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa ra mức độ phủ sóng cao và phổ biến tích cực về hội nghị thượng đỉnh, theo BBC Monitoring.
Đài truyền hình Trung ương của Trung Quốc (China Central Television - CCTV) tường trình trực tiếp cuộc họp, nói rằng các nhà lãnh đạo trông "thoải mái". Tờ báo People's Daily của đảng cộng sản Trung Quốc gửi một thông điệp trên phương tiện truyền thông xã hội mô tả cái bắt tay của hai lãnh đạo Moon và Kim là một "thời khắc lịch sử". 
Thượng đỉnh liên Triều: Điều gì diễn ra cho tới nay?
Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên đặt chân đến Nam Hàn.
 Ông được tổng thống Nam Hàn Moon Jea-in đón chào, cả hai tươi cười và có cái bắt tay mang tính biểu tượng.
 Trong một động thái bất ngờ, ông Moon cũng nhanh chóng bước chân sang phía Bắc Hàn để bắt tay lần nữa.
 Có truyền hình trực tiếp lễ tiếp đón và cuộc đàm phán ngắn đầu tiên.
 Cả hai nhà lãnh đạo - về mặt lý‎ thuyết vẫn còn chiến tranh - hoan nghênh bước tiến triển và nói họ muốn mối quan hệ phát triển hơn nữa.
 Các cuộc đàm phán thực tế diễn ra trong phòng họp kín – được cho bao gồm các đàm phán về vũ khí hạt nhân và một hiệp ước hòa bình.

Phản đối ở Nam Hàn
Phải nói cho rõ là không phải ai cũng là người ủng hộ những cuộc đàm phán này. Có một thiểu số người Hàn Quốc, mặc dù rất nhỏ, nghĩ rằng biện pháp quân sự là cách duy nhất để có thể đối phó với miền Bắc. Những người này hôm nay biểu tình ở Paju, Nam Hàn. 

Ngày cả hai phía 'tắt loa'
Khu phi quân sự được tạo ra như một vùng đệm khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Vào bất kỳ ngày bình thường nào, sẽ có những chương trình phát thanh tuyên truyền từ hệ thống loa của cả hai phía. Nhưng hôm nay thật tĩnh lặng. Các chương trình phát sóng được ngưng như một dấu hiệu của thiện chí và hợp tác.

Trong một động thái rất bất thường, chương trình phát thanh thường xuyên của Bắc Hàn lúc 9:30 tối bắt đầu với 10 phút âm nhạc, trước khi chuyển qua tường trình chuyến đi Nam Hàn của Kim, theo tin của BBC Monitoring.
"Cuộc họp và hội đàm thượng đỉnh giữa Bắc và Nam sẽ được tổ chức ở phía Nam lần đầu tiên trong lịch sử chia cắt của quốc gia", đài phát thanh tường thuật. Như thường lệ, ông Moon được gọi là "tổng thống" mà không nói rõ của nước nào.
 
Truyền hình Bắc Hàn vẫn chưa đưa tin về thượng đỉnh liên Triều
Tuy nhiên điều này là bình thường vì chương trình phát sóng của họ thường bắt đầu lúc 15:00 giờ Bắc Hàn (13:30 giờ Việt Nam).
Liệu chúng ta có gặp lại người phát thanh viên “giàu cảm xúc” này?
Nữ phát thanh viên "giàu cảm xúc" của Bắc Hàn là ai?
 
Đồ ăn nhẹ cho phóng viên
Đồ ăn nhẹ cho phóng viên tại trung tâm báo chí gần khu phi quân sự của Bàn Môn Điếm: Bánh hình chú sư tử Ryan trong phim hoạt hình nổi tiếng ở Nam Hàn.
 
Thấy gì từ chuyến 'vượt biên giới' đầu tiên của Kim?
Phóng viên BBC Monitoring hiện đang theo dõi truyền thông Bắc Hàn và nhận định có sự ‘bất thường’ trong việc đưa tin về chuyến đi ‘vượt biên giới’ của ông Kim.
Các sự kiện – như các cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo sau cùng của Triều Tiên - thường chỉ được đưa tin rất lâu sau khi nó diễn ra.
Đài phát thanh quốc gia Triều Tiên, hãng thông tấn KCNA và tờ Rodong Sinmun đều đưa tin về ‘chuyến đi’ của Kim ngay sau khi ông rời Bình Nhưỡng. 

Nam Hàn muốn gì?
“Việc từ bỏ vũ khí hạt nhân là vấn đề lớn bao trùm cả hai hội nghị thượng đỉnh. Nam Hàn sẽ coi đó là một chiến thắng nếu nó vấn đề này được đề cập dưới bất cứ hình thức nào.” Tiến sĩ Euan Graham, giám đốc an ninh quốc tế của Viện Lowy nói với đài BBC.
"Họ [Nam Hàn] đang tìm một tuyên bố về nguyên tắc mà họ có thể chấp nhận được."
Về kết quả, ông Graham nói rằng chúng ta nên mong đợi một thỏa thuận về các nguyên tắc chung và "không mong gì nhiều về một nhượng bộ lớn."
 
Ông Kim có nói giọng Bắc không?
Buổi khai mạc phiên họp sáng 27/4 là một cơ hội hiếm hoi để nghe ông Kim phát biểu trực tiếp trên TV.
Việc này nhanh chóng mang lại hàng loạt phân tích không chỉ về việc ông nói gì mà còn về cách ông nói.
Tài khoản Twitter dưới đây nhận định: Rất nhiều người hỏi giọng Bắc Hàn khác giọng Nam Hàn thế nào. Nghe ông Kim nói sáng nay tôi thấy sự khác biệt của nó cũng như giữa tiếng Anh Mỹ và Anh Minnesota.
 
Mì lạnh ở Nam Hàn
Đồng nghiệp của chúng tôi tại BBC Hàn Quốc đã khám phá ra một xu hướng tốt đẹp: nhiều người Nam Hàn đang ăn món mì lạnh kiểu miền Bắc để kỷ niệm sự kiện lịch sử này.
Tweet dưới đây nói: "Tôi đến ăn 'mì lạnh Bình Nhưỡng", nhưng phải xếp hàng lâu qúa vì hôm nay là một ngày đặc biệt."

 
Quan điểm từ Washington
Phóng viên BBC Chris Buckler ở Washington nói rằng một trong những vấn đề không được nói đến hôm nay sẽ là trung tâm của bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trump - việc trả tự do cho ba công dân Mỹ gốc Hàn hiện đang bị Bắc Hàn giam giữ.
Cũng đừng quên một người Mỹ, Otto Warmbier, đã trở về nhà sau khi bị giam giữ ở Bắc Hàn năm ngoái trong tình trạng thập tử nhất sinh. Chính xác những gì đã xảy ra với anh ta vẫn chưa ai biết rõ ràng, nhưng cha mẹ của Otto Warmbier tin rằng con mình đã bị tra tấn.

 
Người Bắc Hàn thấp hơn Nam Hàn

 
Nhận định của Nam Hàn về phiên họp sáng
Những điểm chính:
Bước chân đột phá của Tổng thống Moon vào đất Bắc Hàn không được lên kế hoạch trước (điều này đang trở thành điểm mấu chốt trên truyền thông xã hội Hàn Quốc).
• Ông Kim mời ông Moon đến Bắc Hàn và nói rằng Bắc Hàn sẽ chào đón ông tương tự như sự đón chào miền Nam đã dành cho ông.
• Ông Kim nói quãng đường ngắn ông bước qua biên giới "mất hơn 10 năm" mới thực hiện được, nhưng từ bây giờ họ phải gặp nhau thường xuyên hơn. "Chúng ta đừng bao giờ quay trở lại điểm bắt đầu. Hãy tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn - Tôi sẽ làm hết sức mình" - ông Kim hứa với ông Moon như thế.
• Tổng thống Moon Jae-in nói người dân Hàn Quốc có thể tiên phong để cho các nước khác làm theo.
• Đây là thông cáo báo chí vắn tắt của Yoon Young-chan, thư ký báo chí cấp cao của ông Moon Jae-in. Thông cáo cho chúng ta cái nhìn toàn diện của Nam Hàn về các cuộc đàm phán buổi sáng 27/4. 

Theo dõi từ Seoul
Hình ảnh của người Nam Hàn xem tin tức về Bắc Hàn trên truyền hình thường là những hình ảnh duy nhất chúng tôi có để minh họa những câu chuyện như vậy. Hôm nay ngoại lệ vì mọi diễn tiến đều được truyền hình trực tiếp và mọi cơ quan truyền thông của thế giới đều tham dự.
Nhưng để nhớ ngày xưa, dưới đây là hình ảnh một số người Nam Hàn theo dõi sự kiện trên màn hình lớn.
Reuters Một sự pha trộn hấp dẫn của những nét mặt tại nhà ga ở Seoul
EPA Getty Images Vẫy cờ và reo hò tại Paju.
EPA Hành khách xem trên màn hình lớn ở ga xe lửa Seoul
Getty Images Người đàn ông bên phải chắc nhớ rõ chiến tranh. Nhiều người trong thế hệ của ông có thân nhân bị mắc kẹt ở Bắc Hàn.
 
Vệ sỹ hộ tống ông Kim Jong-un 'về nước' ăn trưa
Sau cuộc đàm phán sáng 27/4, hai ông Kim và Moon tạm nghỉ để dùng bữa trưa. Hai bên sẽ ăn trưa riêng rẽ. Ông Kim lên xe về lại phía Bắc cùng đoàn vệ sỹ.

Vệ sỹ chạy bộ theo xe chở Kim Jong-un

Vệ sỹ chạy bộ theo xe chở Kim Jong-un
 
Bước qua ranh giới lịch sử
Hình ảnh từ nhiều góc độ về thời khắc lịch sử khi ông Kim Jong-un bước qua đường phân giới quân sự trong sự đón tiếp của ông Moon Jea-in trước Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sáng 27/4.
Cổ phiếu cho thấy triển vọng tốt
Bạn muốn có thêm dữ kiện để bàn tán thêm xem hội nghị sẽ diễn ra như thế nào không? Có à? Thế thì hãy nhìn vào cổ phiếu của Nam Hàn. Chỉ số Kospi của Seoul đang tăng khoảng 1% và nó có xu hướng tăng lên trong những ngày qua..
Và hầu hết các chuyên gia đang ghim điều này vào sự lạc quan xung quanh hội nghị thượng đỉnh.
Chứng khoán Bắc Hàn trong khi đó... chỉ đùa thôi. Bình Nhưỡng không có một sàn giao dịch chứng khoán, chứng khoán không hiện hữu trong một thể chế cộng sản kiểu xưa.
 
'Lịch sử mới bắt đầu'
“Lịch sử mới bắt đầu; kỷ nguyên của hòa bình, từ điểm khởi đầu của lịch sử”.

'Lịch sử mới bắt đầu'

Ông Kim ký trong sổ khách mời tại Nhà Hòa bình.
 
Đệ nhất Phu nhân Bắc Hàn
Tại cả hai hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên, vợ của các nhà lãnh đạo hai bên không xuất hiện.
Nhưng Bắc Hàn dường như đang muốn đưa vợ của Kim Jong-un, Ri Sol-ju vào một vị trí công khai hơn, và đã có suy đoán rằng bà có thể là một phần của hội nghị thượng đỉnh lần này.
Cho đến giờ phút này giới truyền thông chưa nhìn thấy Ri Sol-ju nhưng một số tường trình cho biết Đệ nhất Phu nhân Bắc Hàn có thể xuất hiện tại yến tiệc tối nay.
Những cái bắt tay quá khứ, hiện tại, tương lai
Một trong các mục tiêu của cuộc cuộc đàm phán lịch sử Kim-Moon là để chuẩn bị cho cuộc đàm phán lịch sử Kim-Trump!
Chỉ vài giờ trước khi cuộc họp hôm nay 27/4 diễn ra, Nhà Trắng đã chọn thời điểm để công bố hình ảnh của Mike Pompeo - Giám đốc CIA và này là Ngoại trưởng Mỹ - bắt tay lãnh đạo Bắc Hàn vài tuần trước.
 
Trung Quốc 'cổ vũ' đàm phán
Điều Trung Quốc không muốn là sự sụp đổ của Bắc Hàn, một sự kiện sẽ đưa quân đội Nam Hàn và Mỹ ngay đến biên giới nước này. Vì vậy, Bắc Kinh rất quan tâm đến việc giữ nguyên hiện trạng trong khi tránh để cho vấn đề hạt nhân leo thang.
Trung Quốc cho biết họ đang "cổ vũ" Bắc và Nam Hàn về hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước - nhưng đồng thời cảnh báo còn quá sớm để giả định là các cuộc đàm phán sẽ mang lại một bước đột phá lâu dài.
Trung Quốc là đồng minh kinh tế duy nhất còn lại của Bắc Hàn và quan điểm của nước này về cuộc đàm phán giữa hai lãnh đạo Kim và Moon rất quan trọng. Chuyến đi đầu tiên của Kim Jong-un ra nước ngoài sau khi nhậm chức, bằng cách đáp một chuyến tàu để gặp gỡ Tập Cận Bình ở Bắc Kinh có một lý do chính đáng..
 
5 điều cần biết về Bàn Môn Điếm

5 điều cần biết về Bàn Môn Điếm

Được coi là ngôi làng gìn giữ hoà bình cho hai miền Nam và Bắc Hàn, Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự DMZ, một trong những khu vực được canh phòng cẩn mật nhất thế giới.

Là địa điểm ký kết hiệp ước đình chiến năm 1953, giờ đây Bàn Môn Điếm lại là nơi diễn ra đàm phán cấp cao giữa hai miền.
Khu vực này an toàn đến mức nào? Và những ai thường đến thăm làng này?
Các bạn cùng xem video này của BBC Tiếng Việt để tìm hiểu thêm.
5 điều cần biết về Bàn Môn Điếm
 
Chiếc bàn họp lịch sử có những gì?
Chiếc bàn họp lịch sử có những gì?
Đó là một cái bàn ấn tượng? Nó được làm đặc biệt cho cuộc đàm phán lịch sử giữa ông Kim và ông Moon. Chiếc bàn có đường kính 2.018 m.
Những chiếc ghế mà họ đang ngồi - làm bằng gỗ óc chó - hiển thị một bản đồ bán đảo Triều Tiên (bao gồm cả một số hòn đảo được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền). Những bông hoa trên bàn là mẫu đơn - một biểu tượng chào mừng truyền thống - và hoa cúc đại diện cho hòa bình, thẹo AFP. Ngoài ra còn có một số hoa dại mọc bên trong khu phi quân sự.
 
DMZ 'biểu tượng của hòa bình'
Cuộc trò chuyện thân mật, ngắn gọn nhưng có ảnh hưởng địa chấn giữa hai nhà lãnh đạo được cơ quan truyền thông Yonhap của Nam Hàn tường trình như sau:
Kim Jong-un: "Tôi sẽ thảo luận với Tổng thống Moon với một thái độ thẳng thắn, chân thành và trung thực để tạo một thành quả tốt."
Moon Jae-in: "Thời điểm Chủ tịch Kim bước qua ranh giới quân sự, Panmunjom đã trở thành biểu tượng của hòa bình, không còn là biểu tượng của sự phân chia. Tôi muốn bày tỏ sự kính trọng của tôi trước quyết định của Chủ tịch Kim Jong-un."
Sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến tranh?
Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 chấm dứt bằng một cuộc đình chiến, không bên nào có thể tuyên bố chiến thắng hoàn toàn. Không có hiệp định hòa bình nào được ký kết.
Cuộc đình chiến chỉ làm ngưng lại các xung đột và mở ra một khu phi quân sự tại biên giới.
Bây giờ hy vọng rằng cuộc họp này có thể đánh dấu sự khởi đầu của các cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình.
 
‘Đền bù những năm đã mất’
Đó là những gì ông Kim nói với ông Moon trong cuộc trò chuyện được trực tiếp truyền hình của họ. Thật hiếm khi thấy ông Kim phát biểu trực tiếp như thế này.
"Chúng ta nên có một cuộc họp tích cực và nhìn về phía trước.. Chúng ta nên xác định xem có thể đồng ý được với nhau, được thế thì 11 năm chúng ta mất đi [kể từ các cuộc đàm phán cuối cùng] sẽ được đền bù. Nếu chúng ta có thể mở trái tim mình ra để nói chuyện rồi rút ra kết quả tích cực từ cuộc họp này thì hay lắm.”
 
Thức ăn chính trị
Thực phẩm được xem là trọng tâm của cuộc họp này. Thực đơn đã được biên đạo một cách cẩn thận để làm cho hai bên đẹp lòng cũng như phản ánh văn hóa và thị hiếu của họ.
Hai ông Kim và Moon sẽ thưởng thức một con cá biển thân bẹt, để gợi nhớ ông Moon về Busan, thành phố cảng quê ông, và món rösti Thụy Sĩ, như sự ghi nhận những năm học mà ông Kim được cho là đã trải qua ở Thụy Sĩ.Ông Moon ca ngợi ông Kim đã đưa ra một "quyết định dũng cảm" khi băng qua biên giới.
Người Nam Hàn thích thú với việc ông Kim đã nói đùa về việc mang một số món mì lạnh nổi tiếng của Bắc Hàn đến cuộc họp thượng đỉnh.
"Tôi hy vọng quý vị thích món mì mà chúng tôi mang đến."
Các nhà lãnh đạo sau đó yêu cầu giới truyền thông ra ngoài, để cho họ một môi trường "thoải mái" hơn.
 
Tuyên bố hoa mỹ của Kim có được thực hiện?
Cũng ấn tượng như những cái bắt tay, những nụ cười và lễ đón tiếp, điều quan trọng sẽ là những cuộc đàm phán phía sau cánh cửa đóng kín.
Truyền thông Bắc Hàn nói Kim Jong-un sẽ giao tiếp "một cách cởi mở" và thảo luận về "hòa bình, thịnh vượng và thống nhất".
Ngồi xuống với ông Moon, ông Kim nói ông muốn "nghiêm túc và trung thực" trong các cuộc đàm phán.
Nhưng nhiều người nghi ngờ liệu có bất kỳ tuyên bố hoa mỹ này được thực hiện như cách ông thể hiện bề ngoài hay không? Để giảm bớt lệnh trừng phạt, ông Kim cần thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng ông chân thành - bất kể ý định thực sự của ông có thể là gì.
 
Tình hình nhân quyền tàn khốc
Mối quan lớn từ công chúng về cuộc đàm phán với Kim là nó hợp pháp hóa một chế độ tàn bạo. Bắc Hàn đã nhiều lần bị buộc tội bỏ tù và tra tấn các công dân bị nghi ngờ không trung thành với chế độ, và tước đoạt quyền tự do cùng những nhu cầu cơ bản của họ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nằm trong số các nhóm kêu gọi Nam Hàn không bỏ qua điều này.
"Mục tiêu nên là tìm ra những giải pháp thực sự, lâu dài cho những thách thức về an ninh trên bán đảo, đồng thời thực hiện các bước cải thiện tình trạng nhân quyềntàn khốc", Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Brad Adams nói.
 
Nhà Trắng 'Hy vọng'
Trong lúc thế giới đang theo dõi tiến trình cuộc đàm phán lịch sử, Nhà Trắng gửi đi một tuyên bố về hội nghị thượng đỉnh:
"Nhân dịp chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, chúng tôi chúc người dân Hàn Quốc mọi điều tốt đẹp. Chúng tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ đạt được tiến bộ cho một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc, đồng minh của chúng tôi, và mong tiếp tục các cuộc thảo luận tích cực để chuẩn bị cho kế hoạch về cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và Kim Jong Un trong những tuần tới.
 
Làm sao chúng ta đến được đây?
Một năm trước, rất ít người dự kiến cuộc họp này sẽ diễn ra. Quan hệ của Bình Nhưỡng với Seoul và Washington lúc ấy đang trên đà đi xuống và thậm chí còn có những lo ngại về sự leo thang quân sự.
Nhưng trong bài phát biểu đầu năm, Kim Jong-un đã khiến mọi người bất ngờ khi thông báo rằng đất nước của ông có thể tham gia Thế vận hội mùa đông sắp tới ở Nam Hàn.
Các cuộc đàm phán tiếp theo đã dẫn đến kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh này và cuộc gặp gỡ với Tổng thống Donald Trump trong những tháng tới.
 
Cuộc gặp lịch sử
Đây là những cảnh tượng phi thường, phóng viên BBC tường thuật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét